
REVIEW SÁCH QUÝ
TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG
Về tác giả - tác phẩm
Điều đặc biệt nhất
đối với tác phẩm Tâm lý học Lâm sàng là quyển sách có số người tham gia
biên soạn nhiều tới mức đáng kinh ngạc với tổng cộng 34 người, trong đó có 25
người Pháp và 9 người Việt Nam. Đứng chủ biên là Dana Castrol, một nhà tâm lý học
lâm sàng, nhà tâm lý trị liệu, giảng viên và là Hiệu trưởng của trường Tâm lý
Thực hành (Pháp).
Quyển sách Tâm
lý học lâm sàng, sản phẩm đầu tư công phu, khoa học của trường Tâm lý thực
hành (Pháp) với các đồng nghiệp và đối tác Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi
lĩnh vực tâm lý học. Với 9 chương, quyển sách là kết quả của hơn 10 năm giảng dạy,
hội thảo, đào tạo, trao đổi và tổng hợp kiến thức giữa hai bên. Các nội dung luôn
được cập nhật mới, hy vọng sẽ là nguồn tài liệu tham khảo có chất lượng cho bất
kỳ ai mong muốn nghiên cứu hoặc thực hành chuyên sâu về tâm lý học lâm sàng.
Quyển sách là sự
kết nối giữa lý thuyết và thực hành. Các lý thuyết, các khái niệm đều được minh
họa bởi những trường hợp lâm sàng cụ thể. Các mẫu thử đa phần là thực nghiệm tại
Việt Nam và trên cơ thể người Việt Nam để thấy rằng, chúng hoàn toàn có thể được
ứng dụng và có hiệu lực trong khuôn khổ thực hành tâm lý học lâm sàng tại Việt
Nam.
Những tác giả tham gia vào sự ra đời của cuốn
sách đều là các nhà thực hành, nghiên cứu, luôn sẵn lòng tham gia và đóng góp
vào sự phát triển hợp tác xuyên văn hóa trong lĩnh vực tâm lý học lâm sàng.
Nội dung chi tiết Tâm lý học Lâm sàng
Quyển sách Tâm
lý học Lâm sàng là sự đúc kết kinh nghiệm sau 10 năm giảng dạy, hội thảo,
đào tạo và trao đổi của nhóm biên soạn liên quốc gia.
Quyển sách được phân
chia thành 09 chương cụ thể như sau:
Chương 1. Giới thiệu chung.
Chương 1 giải
thích khái niệm Tâm lý học lâm sàng là gì? Định nghĩa tổng quát về tâm lý học,
lịch sử và nguồn gốc của tâm lý học lâm sàng. Giới thiệu những người khởi xướng,
tính đặc thù của tâm lý học lâm sàng, các phương pháp lâm sàng, các trắc nghiệm
và thang đo, tầm quan trọng của tâm lý học lâm sàng và vai trò của nhà tâm lý học
lâm sàng, những đóng góp của tâm lý học lâm sàng đối với ngành Y. Ngoài những nội
dung trên, Chương 1 còn giới thiệu tâm lý học lâm sàng ở Việt Nam, tâm lý học
và văn hóa Việt, sự phát triển nghề tâm lý học lâm sàng ở Việt Nam cùng những
thuận lợi và khó khăn của nó.
Chương 2. Những
đóng góp của tâm lý học phát triển đối với tâm lý học lâm sàng.
Chương 2 trình
bày sự phát triển tâm lý của trẻ sơ sinh, mối quan hệ sớm mẹ - con, mối quan hệ
mẹ - con trong môi trường bệnh viện, mối quan hệ mẹ - con theo Winnicott, các kỹ
năng sớm của trẻ sơ sinh.
Sự phát triển tâm
lý của trẻ em qua các mặt nhận thức - xã hội, tâm lý - xã hội, xúc cảm - tình cảm,
sự phát triển tâm vận động của trẻ em, tổng hợp các giai đoạn phát triển quan
trọng của trẻ em theo các lý thuyết khác nhau, tính không liên tục và các rối
loạn phát triển.
Tâm lý học phát
triển vị thành niên, những đặc trưng của tuổi vị thành niên qua các giai đoạn:
học tập được nhiều điều mới mẻ, tìm cách khẳng định bản thân, vượt qua chính
mình, những thay đổi thể chất và ảnh hưởng đến đời sống tâm lý – tình cảm.
Tâm lý học phát
triển người trưởng thành, các giai đoạn của tuổi trưởng thành, việc làm và gia
đình của người trưởng thành.
Chương 3. Tâm bệnh
học.
Chương 3, có 3 nội
dung lớn được giới thiệu:
Tâm bệnh học ở trẻ
em, chi tiết có: các rối loạn tự kỷ, tăng động, các loại trầm cảm liên quan đến
trẻ em, lo âu và các bệnh tâm căn ở trẻ em, nói dối, rối loạn ngôn ngữ.
Tâm bệnh học vị
thành niên, có các nội dung: các rối nhiễu tâm thể, các vấn đề liên quan đến
tính dục, nghiện internet và trò chơi điện tử, các rối loạn ăn uống, hiện tượng
tự tử và bạo lực ở vị thành niên.
Tâm bệnh học người
lớn, trong đó có: các rối loạn tâm căn, các bệnh loạn thần, trầm cảm và stress.
Chương 4. Tâm lý học y học.
Chương 4, nhóm
tác giả đề cao các nội dung: Khái quát về tâm lý học y học, mối quan hệ giữa
cán bộ y tế và bệnh nhân, các kiểu gắn bó mẹ - con và ứng dụng trong nhi khoa,
thông báo chẩn đoán tới bệnh nhân, phản ứng tâm lý của bệnh nhân và gia đình
trước căn bệnh, stress và hiện tượng kiệt sức ở cán bộ y tế, ứng phó với cơn
đau của bệnh nhân.
Chương 5. đánh
giá tâm lý.
Chương 5 trình
bày: khái quát về đánh giá tâm lý, khái quát về các khái niệm tâm lý, đánh giá
– thăm khám tâm lý trẻ sơ sinh (giới thiệu thang Brunet – Lézine), đánh giá –
thăm khám tâm lý trẻ em và vị thành niên, đánh giá – thăm khám người trưởng
thành.
Chương 6. Trị liệu
tâm lý.
Các nội dung được
giới thiệu trong chương 6, Khái quát về trị liệu tâm lý, các trường phái chính
của trị liệu tâm lý, các hình thức và kỹ thuật trị liệu tâm lý phổ biến khác,
các trung gian hay phương tiện trị liệu và trị liệu tâm lý theo lứa tuổi.
Chương 7. Phương
phát nghiên cứu trong tâm lý học.
Trong chương 7,
người đọc được giới thiệu: Thế nào là một nghiên cứu trong tâm lý học, cách soạn
thảo một dự án nghiên cứu, một số công cụ thu thập dữ liệu trong nghiên cứu tâm
lý học lâm sàng.
Chương 8. Tài liệu,
các mẫu giấy tờ của nhà tâm lý học lâm sàng.
Chương 8 nói về,
đạo đức nghề nghiệp và quy tắc hành nghề của nhà tâm lý học lâm sàng, các mẫu
giấy tờ mà nhà tâm lý học lâm sàng cần có: phiếu hẹn gặp lần đầu, hồ sơ thân chủ
đối với thân chủ dưới 18 tuổi, trên 18 tuổi, hướng dẫn phân tích ca, hướng dẫn
tổng kết quá trình trị liệu.
Chương 9. Tâm lý
học lâm sàng Việt Nam trong bối cảnh liên văn hóa.
Chương cuối, người
đọc được tìm hiểu tình hình sức khỏe tinh thần ở Việt Nam, hoạt động truyền tải
và trao đổi kiến thức giữa các nhà tâm lý học lâm sàng Việt Nam và quốc tế (đào
tạo, thực hành thăm khám tâm lý cùng nhau, giám sát đồng hành, theo dõi việc thực
hành).
Tâm lý học Lâm sàng, quyển sách chuyên ngành được
biên soạn công phu và thật sự bổ ích dành cho các bạn sinh viên ngành Tâm lý học,
Y dược và có công việc liên quan.
Các bạn có thể
tìm đọc sách này tại Lầu 2 Khu C, Trung tâm Học liệu, Campus HEC.