
REVIEW
SÁCH
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Việt Nam đang trên đà hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều
thử thách mới đã xuất hiện buộc các cơ quan quản lý ngân hàng phải quan tâm đến
việc nâng cao chất lượng quản trị hoạt động các ngân hàng thương mại nhằm hình
thành một hệ thống ngân hàng có sức cạnh tranh cao, năng động và hoạt động an
toàn, thực hiện tốt vai trò của ngân hàng trong quá trình phát triển kinh tế -
xã hội.
Theo thống kê của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), 50%
các ngân hàng bị phá sản trên thế giới đều xuất phát từ nguyên nhân yếu kém về
công tác quản trị. Cuộc khủng hoảng tài chính ở các nước Đông Á (1997-1998) và
các nước Nam Mỹ (2001-2002), cuộc đại khủng hoảng của hệ thống ngân hàng Mỹ
càng khẳng định hơn nữa vai trò của công tác quản trị ngân hàng trong nền kinh
tế thế giới, khi tiến trình toàn cầu hóa ngày càng mở rộng về mặt chất và lượng.
Với đóng góp của mình, các tả giả mong muốn quyển
sách này sẽ chuyển tải đến bạn đọc các kiến thức liên quan đến quản trị hoạt động
các ngân hàng thương mại trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, giúp người học tiếp
cận với các công nghệ ngân hàng và kỹ thuật quản trị ngân hàng tiên tiến.
Sự vận dụng kỹ thuật tiên tiến về quản trị ngân hàng ở các nước phát triển vào thực tế hệ thống ngân hàng ở Việt Nam là mục tiêu xuyên suốt của quyển sách này.
Nội dung của giáo trình là giới thiệu về mặt kỹ thuật
quản trị ngân hàng ở các lĩnh vực: quản trị chiến lược kinh doanh ngân hàng, quản
trị vốn, nợ, tài sản, rủi ro, kết quả tài chính…
Từ những ý nghĩ đó, giáo trình Quản trị Ngân hàng Thương
mại được phân chia thành 06 chương với nội dung cụ thể như sau:
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG
Chương 1 yêu cầu người học phải nắm được những đặc
điểm hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại. Từ những đặc điểm đó cho ta biết
sự khác biệt trong quản trị kinh doanh của ngân hàng so với quản trị kinh doanh
của các doanh nghiệp khác.
Chương 2. QUẢN
TRỊ VỐN TỰ CÓ VÀ SỰ AN TOÀN CỦA NGÂN HÀNG
Chương 2 cung cấp cho người học các khái niệm về vốn
điều lệ, vốn tự có theo quy định của Việt Nam và chuẩn mực Basel. Các phương
pháp xác định vốn tự có cũng như phương pháp tăng vốn của các ngân hàng thương
mại hiện nay.
Chương 3. QUẢN TRỊ NỢ
Nghiên cứu chương 3, người học sẽ hiểu được các
thành phần của vốn huy động của các ngân hàng thương mại, phân biệt được sự
khác nhau giữa vốn huy động với vốn đi vay. Bên cạnh đó là các phương pháp giúp
cho ngân hàng tìm kiếm được những nguồn vốn kịp thời cho kinh doanh với chi phí
thấp.
Chương 4. QUẢN
TRỊ TÀI SẢN
Hoàn thành chương 4, người học nắm vững kiến thức về
các thành phần của tài sản Có của ngân hàng thương mại, những ràng buộc về mặt
luật pháp cũng như những yêu cầu trong sử dụng vốn sao cho đạt được cả hai yêu
cầu đồng thời là: hiệu quả cao và rủi ro thấp.
Chương 5. QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGÂN
HÀNG
Chương 5 giúp người học nắm rõ các loại rủi ro cơ bản
(nội dung, ý nghĩa, nguyên nhân, cách xử lý) trong hoạt động kinh doanh của các
ngân hàng thương mại, nắm được quy trình quản trị rủi ro hiện đang áp dụng tại
các nước tiên tiến và tại Việt Nam.
Chương 6. QUẢN TRỊ KẾT QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
Điều quan trọng trong chương 6, người học phải nắm
được về quy định tài chính của các ngân hàng thương mại, các chỉ tiêu đo lường
hiệu quả của các ngân hàng theo thông lệ quốc tế và tại Việt Nam.
Giáo trình Quản trị Ngân hàng Thương mại được Nhóm
tác giả nghiên cứu kỹ lưỡng, biên soạn công phu, chắt lọc kiến thức bổ ích và
có giá trị nhất do PGS.TS Trần Huy Hoàng (chủ biên), ThS. Nguyễn Quốc Anh, TS.
Nguyễn Thanh Phong – Nguyễn Từ Nhu thực hiện. Sách dày 400 trang, khổ 19 x 27
cm.
Sách hiện có,
các bạn quan tâm có thể tìm đọc tại Lầu 2 Khu C, Trung tâm Học Liệu, HungHau Campus.