![](../../Content/jstree/icon-hethong.png)
REVIEW SÁCH
KINH TẾ XÃ HỘI
CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
Trường Đại học
Văn Hiến chọn quyển sách Kinh tế Xã hội các nước Đông Nam Á của tiến sĩ Lê Đăng
Minh làm tài liệu giảng dạy chính cho học phần bắt buộc trong chương trình giáo
dục đại cương của Nhà trường. Điều đó, cho thấy Nhà trường đánh giá rất cao quyển
sách này về những giá trị mà nội dung sách mang lại. Quyển sách làm tăng tính ứng dụng,
nâng cao kiến thức, mở rộng tầm nhìn góp phần nâng chuẩn và quốc tế hóa chương
trình đào tạo, giúp người học hòa nhập vào thi trường lao động của khu vực Đông
Nam Á và thế giới. Quyển sách không chỉ là giáo trình phục vụ cho giảng
dạy, học tập và nghiên cứu trong môi trường giáo dục mà còn là tài liệu tham khảo
cho các doanh nghiệp, các tổ chức văn hóa, kinh tế chính trị, các nhà khoa học
và những người quan tâm đến các nước Đông Nam Á nói chung và từng nền kinh tế của
mỗi quốc gia trong khu vực nói riêng.
Mục đích của quyển
sách là viết về quá trình phát triển kinh tế xã hội của các nước Đông Nam Á với
mong muốn người đọc sẽ nắm rõ:
- Về vị trí địa
lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên, xã hội, đân cư, các giai
đoạn lịch sử chính, diễn biến chính trị, chính sách đối ngoại của từng quốc gia
trong khu vực;
- Các mô hình
chính sách phát triển kinh tế xã hội cơ bản;
- Gợi mở cho người
đọc những so sánh, đối chiếu giữa mô hình phát triển kinh tế các nước Đông Nam Á
với mô hình phát triển kinh tế các nước Đông Bắc Á và một số nền kinh tế khác
trên thế giới;
- Triển vọng quan
hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước Asean;
- Tổng quan về Cộng
đồng Kinh tế ASEAN (AEC).
Dưới góc độ đó, quyển
sách Kinh tế Xã hội Đông Nam Á được biện soạn và cấu trúc thành 6 chương như sau:
Chương 1. Tổng
quan về Đông Nam Á.
Chương 1 giới thiệu
về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và dân số các nước Đông Nam Á. Kèm theo là
các chỉ số kinh tế xã hội cơ bản của các nước Đông Nam Á: tổng sản phẩm quốc nội
(GDP), tốc độ tăng trưởng GDP, GDP bình quân đầu người, kim ngạch xuất nhập khẩu,
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, năng suất lao động, chỉ số phát triển con người,
tỷ lệ lao động đã qua đào tạo, giới thiệu về chế độ chính trị, văn hóa, tôn
giáo của các nước Đông Nam Á.
Chương 2. Lịch sử
phát triển kinh tế xã hội của nhóm nước Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam
(CLMV) từ sau khi giành độc lập đến nay.
Chương này trình
bày lịch sử phát triển của nhóm bốn nước kể trên trên các lĩnh vực chính trị -
ngoại giao, kinh tế - xã hội sau khi giành độc lập và quá trình xây dựng, ổn định
phát triển, hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới.
Chương 3. Lịch sử
phát triển kinh tế - xã hội của các nước ASEAN 6 từ sau khi giành độc lập đến
nay.
Chương 3 trình
bày về sự phát triển kinh tế - xẫ hội của các nước Indonesia, Malaysia,
Singapore, Philippines, Brunei, Thái Lan trên các lĩnh vực chính trị - ngoại
giao, Kinh tế - xã hội, văn hóa giáo dục và một số lĩnh vực khác từ sau khi
giành độc lập đến nay. Những điểm chung và khác biệt về kinh tế xã hội giữa các
quốc gia này.
Chương 4. Khái
quát đặc điểm mô hình phát triển kinh tế các nước Đông Nam Á.
Chương này có các
nội dung chính: Tổng quan lý thuyết về mô hình phát triển kinh tế; Mô hình phát
triển kinh tế Đông Nam Á thông qua các đặc trưng chủ yếu; Những định hướng chuyển
đổi chủ yếu sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu của một số nước trong khu vực dẫn
đến việc chuyển đổi mô hình kinh tế ở các nước này và các định hướng chuyển đổi.
Chương 5. Chuyển đổi
mô hình kinh tế Việt Nam sau cuộc chuyển đổi toàn cầu.
Chương 5 trình
bày những yêu cầu, mục đích và nguyên nhân dẫn tới thay đổi mô hình tăng trưởng
kinh tế Việt Nam; Những nội dung thay đổi cơ bản, biện phát thay đổi mô hình
tăng trưởng ở Việt Nam để có thể chuyển đổi thành công.
Chương 6. Tổng
quan về ASEAN và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC).
Chương cuối nói về quá trình hình thành, mục
đích thành lập, những nét cơ bản về các Hiệp định thương mại tự do mà ASEAN đã
ký. Vai trò của ASEAN trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Tổng quan về Cộng
đồng ASEAN, những tác động chủ yếu của các cam kết trong ASEAN đối với Việt
Nam, cơ hội và thách thức từ những cam kết này đối với các doanh nghiệp Việt
Nam.
Về tác giả
Tiến sĩ Lê Đăng Minh
là một Nhà kinh tế, một Nhà giáo dục của Việt Nam. Ông đã có nhiều năm giữ vị
trí chủ chốt và thực chiến tại các doanh nghiệp lớn như: Giám đốc Marketing
công ty Bình Tiên (Biti’s), Giám đốc Điều hành Toàn Mỹ Group, Phó Tổng giám đốc
Đồng Tâm Group…
Ông đã từng tham gia
giảng dạy tại các trường đại học như: Đại học Hùng Vương (TPHCM), Đại học Văn
Lang, Đại học Văn Hiến cùng nhiều cơ sở giáo dục khác trên toàn quốc. Ngoài quyển
sách Kinh tế Xã hội các nước Đông Nam Á, ông còn chấp bút cho các quyển sách
khác như: Quan hệ kinh tế quốc tế, Quản trị chiến lược, Kinh doanh quốc tế.
Sách hiện có phân
phối tại Lầu 2 Khu C, Trung tâm Học liệu, HungHau Campus.